Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Nguyên nhân gây nên bệnh dạ dày

Ngoài nguyên nhân do chế độ ăn uống, chúng ta còn có thể mắc phải căn bệnh đau dạ dày do một số nguyên nhân khác nữa đấy.

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh dạ dày

Ăn uống không điều độ
Chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các căn bệnh về dạ dày. Các thói quen xấu như ăn nhanh, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn đồ ăn lạnh thường xuyên, hay ăn cay, chua, sử dụng nhiều rượu bia… đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của dạ dày. Nếu mắc phải các thói quen này, nên từ bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe của dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.

Thức khuya, làm việc quá sức
nguyen-nhan-gay-nen-benh-da-day
Thức khuya làm việc quá sức

Thường xuyên thức khuya hoặc làm việc quá sức sẽ kéo theo tình trạng sức khỏe suy kiệt, sức đề kháng giảm sút. Điều này khiến cho chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu, dẫn đến các căn bệnh về dạ dày.

Căng thẳng, stress

Khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng hay stress, chức năng tiết dịch của dạ dày cũng bị ảnh hưởng. Đây chính là nguyên nhân khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày bị tác động xấu và kéo theo bệnh đau dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau
nguyen-nhan-gay-benh-da-day
Lạm dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau có thể làm kìm hãm quá trình sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây ra hiện tượng co bóp bất thường, gây đau.

Các dấu hiệu mà cháu mắc phải có thể là do rối loạn tiêu hóa, nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của đau dạ dày. Bệnh dạ dày ở thời kỳ đầu có thể được chữa trị nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng, quá trình điều trị bệnh dạ dày sẽ rất mất thời gian và tốn kém, không những thế còn dẫn tới nhiều biến chứng xấu, thậm chí còn có thể gây ra ung thư dạ dày nữa đó. Vì vậy, cháu không nên chủ quan mà hãy tới các cơ sở ý tế để khám và điều trị.

Những thực phẩm làm phục hồi nhanh bệnh dạ dày

Một chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể làm giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày đã tiết ra, giúp cho viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.

Chuối là một loại quả tuyệt vời giúp điều trị viêm loét dạ dày.

chuoi-rat-tot-cho-benh-da-day

Chuối rất tốt cho bệnh dạ dày
Đây là một loại quả tuyệt vời giúp điều trị viêm loét dạ dày. Tinh bột có trong chuối giúp xoa dịu các cơn đau nhanh chóng. Chuối cũng giúp kháng khuẩn để chống lại và tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

Tỏi

Có tính chất kháng khuẩn và kháng virus, tỏi giúp đẩy lùi và tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày. Tỏi còn bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi bệnh viêm loét dạ dày khi kết hợp với các thực phẩm khác như ngâm rượu tỏi, mật ong…

Khoai tây

khoai-tay-tot-cho-benh-viem-loet-da-day
Khoai tây giảm triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Khoai tây cũng là một thực phẩm giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, bạn đừng ăn khoai tây bằng cách chiên hay xào vì điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh, chỉ nên chế biến khoai tây dưới dạng nấu canh, soup hoặc hầm nhừ.

Bắp cải

Trong bắp cải có chứa nhiều các axit amin, L-glutamine và Gefarnate và vitamin U, có tác dụng trong việc chữa trị viêm loét dạ dày, giúp tiêu diệt các vết loét bằng cách bảo vệ niêm mạc tiêu hóa và ngăn ngừa sự xuất hiện các vết loét.

Nó còn thúc đẩy quá trình sản xuất chất nhầy giúp bảo vệ các vết lở loét hiện có nhằm giúp giảm đau cho bạn.

Táo

tao-do-day-lui-su-phat-trien-cua-hai-khuan-duong-ruot
Táo đỏ đẩy lùi sự phát triển của hại khuẩn

Táo là loại trái cây đầy dinh dưỡng, có tác dụng đẩy lùi sự phát triển của hại khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, táo chỉ nên ăn 1 trái/ngày, ăn quá nhiều sẽ gây đầy hơi, tác dụng ngược.

Phương pháp chuẩn đoán ung thư dạ dày

Các nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha cho biết, họ đã phát triển thành công một phương pháp mới chẩn đoán ung thư.
phuong-phap-chua-doan-ung-thu-da-day
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha cho biết, họ đã phát triển thành công một phương pháp mới chẩn đoán ung thư dạ dày bằng cách sử dụng các hình ảnh 2D, nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí European Journal of Human Genetics.

Phương pháp nghiên cứu được thử nghiệm trên một protein ức chế khối u gọi là e-cadherin, sử dụng hình ảnh để phát hiện số lượng và vị trí của protein trong một nhóm các tế bào.

TS. Joao Sances và Rauquel Seruca, đồng tác giả nghiên cứu từ Viện Molecular Pathology của ĐH Porto (Ipatimuo) cho biết: “Xác định một đột biến có thể dễ dàng thực hiện nhưng rất khó để chẩn đoán được nó có dẫn đến một protein chức năng”.

TS. Joao Sances cho biết thêm: “Phát hiện mới này dựa trên hình ảnh của những tế bào để kết luận protein là chức năng hay không. Bằng cách này, chúng tôi đã giảm thời gian của các chẩn đoán và cải thiện tính chính xác”.

Những thực phẩm mà bệnh dạ dày tuyệt đối không nên ăn

Người bị bệnh dạ dày phải tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, nếu không bệnh sẽ càng nặng. Vậy những thực phẩm nào không tốt cho bệnh dạ dày.

Đồ uống kích thích, gia vị cay nóng:

thuc-pham-cay-nong-co-hai-cho-benh-da-day
Tránh các thực phẩm cay nóng

Những người bị bệnh dạ dày cần hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng.

Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.

Thực phẩm mang tính hàn hoặc đồ lạnh:

Những đồ ăn có tính hàn cũng cần tránh với người bị bệnh dạ dày hoặc dạ dày kém.
nguoi-benh-da-day-khong-nen-an-hai-san
Hải sản người bệnh dạ dày nên tránh
Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C – 30°C.

Thực phẩm nhiều acid:

Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho…) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

Các loại nấm:

Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

Trứng chưa chín hoặc quá chín:

Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ:

thuc-pham-kho-tieu-hoa-khong-tot-cho-benh-da-day
Thực phẩm khó tiêu hóa

Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

Một số loại củ, rễ:

Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

Hoa thiên lý vị thuốc quý chữa bệnh

Thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè, không những toả hương thơm làm mát dịu cả không gian quanh nhà, mà còn là loại thực phẩm bổ dưỡng.

Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, là dây leo quấn, thường trồng leo lên giàn, cành non có lông mịn, mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa ăn được, thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae). Trong khi đó cây dạ lý hương, có tên khoa học Cestrum nocturnum L., là cây bụi, thân nhỏ (tiểu mộc), hoá gỗ, thuộc họ cà (Solanaceae), hoa thơm nồng lúc chiều tối, không ăn được. Sự nhầm lẫn trong tên gọi hai loại hoa này có lẽ do tên địa phương, vì miền Bắc có nơi gọi thiên lý là dạ lý hương, dạ lài hương…
hoa-thien-ly-vi-thuoc-quy-chua-benh
Hoa thiên lý

Độc ít bổ nhiều

Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người. Riêng về chất alkaloid, chỉ ghi nhận có một ít trong thân dây, lá già (ngắt cuống lá sẽ thấy có một chất keo trong, lấy ngón tay bôi vào, thấy chất nhựa hơi dính tay), chưa đủ để gây ngộ độc trên động vật thí nghiệm, và hầu như hiện diện không đáng kể trong hoa. Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến alkaloid, chúng ta thường nghĩ ngay đến hợp chất gây độc. Nhưng không hoàn toàn như thế, alkaloid là những hợp chất hữu cơ thường gặp trong nhiều loài thực vật (khoai tây, tắc, cà chua, vông nem, dừa cạn…) Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ alkaloid có thể là chất độc gây chết người, nhưng có khi với một liều lượng hợp lý nó là dược phẩm trị bệnh đặc hiệu (như dùng bào chế morphine có tác dụng giảm đau rất tốt hay thuốc codein giảm ho).

Thương chồng nấu canh hoa lý

Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý ngoài tác dụng làm rau ăn, còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt, có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng, giúp trẻ chóng lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ tích cực trong cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì. Ông bà xưa có câu: “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”; cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa thiên lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.

Trong đông y, hoa thiên lý ghi nhận có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, khắc phục tình trạng lao lực, tư bổ tâm, thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, chống viêm, chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim… Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 30g – 50g. Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu hoa quá chín, sẽ làm giảm đi các dưỡng chất và nát cánh hoa, mất ngon.

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Người mất ngủ nên ăn các món canh

Một số món canh nấu từ rau rút hay thịt lợn, hạt sen, tim lợn… sẽ giúp bạn đỡ suy nhược vì chứng mất ngủ. Đây đều là những món rất dễ làm.Ngoài ra, nên đi bộ, tập thể dục và dùng những món ăn thích hợp như

Canh rau rút

mon-canh-chua-benh-mat-ngu
Canh rau rút

Nguyên liệu gồm rau rút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.

Rau rút bỏ cọng già và lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng; củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa, xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ. Thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon.

Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau rút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu.

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực

Thịt lợn 200 g, hạt sen 50 g, khiếm thực 50 g. Thịt cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị.

Công dụng: An thần, chữa mất ngủ, đi tiểu nhiều về đêm, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.

Tim lợn hầm đương quy

Tim lợn 1 quả, đương quy 60 g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy, cho gia vị vừa ăn.

Công dụng: Chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, dưỡng huyết, bổ âm, an thần.

Canh hạt sen

canh-hat-sen-chua-mat-ngu
Canh hạt sen
Hạt sen 30 g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Có tác dụng định tâm, an thần, thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.

Canh thịt lợn, hàu biển

Thịt hàu tươi 150 g, thịt lợn nạc 150 g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: Chữa mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.

Canh hành táo

Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: An tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Công dụng của rau má rất tốt cho bệnh tim mạch

Đã từ lâu, rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. 
Rau má là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn tạo hình quạt. Rau má là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn Độ… Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.
rau-ma-tot-cho-benh-tim-mach
Ảnh minh họa
Đã từ lâu, rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu gần đây đã đưa ra một mối quan tâm đến loại thảo dược có lợi cho sức khỏe này và kết luận, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng rau má. Dù sao thì cũng không thể phủ nhận một vài công dụng của rau má trong y học như sau:

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.

Làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương. Một nghiên cứu năm 2006 đã kiểm tra tác động của rau má vào vết thương ở chuột. Các nghiên cứu cho thấy rằng các vết thương được điều trị với nước chiết xuất từ lá rau má lá có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết thương không được điều trị bằng chiết xuất này. Mặc dù thử nghiệm trên người chưa được thực hiện đầy đủ nhưng bằng chứng này xuất hiện có thể xác nhận việc sử dụng loại thảo dược rau má như là một thảo dược có tá dụng chữa lành vết thương.

Giảm lo âu

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Theo một nghiên cứu, xuất bản trong tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người tiêu thụ rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.

Các lợi ích khác

Từ hàng ngàn năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai…

Trong y học Trung Quốc, rau má cũng được biết đến là loại thảo dược “nguồn mạch sự sống” bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ. Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của của loại thảo dược này đối với các rối loạn trong cơ thể, nhưng người ta cũng không phủ nhận tác dụng của rau má trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều. Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol. Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.